News
Khám phá công nghệ Eyefinity của AMD

Giải thích về AMD Eyefinity

Tất nhiên, câu hỏi đầu tiên bạn sẽ đặt ra là: “Eyefinity là gì, hay lại là một từ ngữ bóng bẩy mà AMD đặt ra để hút khách?” và câu trả lời rất đơn giản. Eyefinity là thương hiệu mới của AMD dành cho công nghệ đa màn hình thế hệ mới, có khả năng dùng chức năng đa màn hình của tất cả các bo mạch đồ họa hiện đại để hỗ trợ nhiều màn hình, đạt đến một mức độ mà ngay cả Matrox , là công ty sản xuất thiết bị nối ra nhiều màn hình , và các sản phẩm hỗ trợ của nó cũng chưa thể thực hiện được. 

Thay vào đó, mục tiêu của AMD với Eyefinity là hỗ trợ ít nhất 3 màn hình ở mức sản phẩm bình dân, và tới 6 màn hình ở mức sản phẩm cao cấp chỉ bằng một bo mạch đồ họa duy nhất .

 

Nghe thì có vẻ đơn giản như việc chơi game vậy. Nhưng thực ra đây là một công nghệ không chỉ dành cho game thủ. Trên thực tế, những người phải làm nhiều việc một lúc rất cần có nhiều màn hình và độ phân giải cao trên tất cả các màn hình. Tại nhiều công sở, việc sử dụng màn hình cùng một lúc đã trở nên phổ biến khi mà các ứng dụng đa năng ngày càng nhiều, và khả năng cấu hình, lướt web, kiểm tra thư và xử lý hình ảnh đã trở thành điểm thu hút chính của Eyefinity đối với các công ty có nhu cầu này. Ngay cả ở nhà, việc lướt web, chat và xem video cùng một lúc cũng cần đến nhiều màn hinh có độ phân giải cao, mặc dù để làm được điều này, các gia đình cần có đủ chỗ để chứa từ 2 màn hình trở lên.   



Trước đây, vấn đề lớn nhất khi chạy nhiều màn hình là việc làm sao để cấu hình chúng phù hợp với nhu cầu, và vấn đề này còn trầm trọng hơn khi chạy cả 6 màn hình cùng lúc. Do đó AMD đã cố gắng biến việc cấu hình nhiều màn hình trở nên đơn giản hết mức có thể với Catalyst Control Center. Để làm được việc này, cần hỗ trợ thiết lập đa màn hình với các chức năng cơ bản như sao chép hay mở rộng desktop, nhưng AMD còn cho phép bạn tạo “nhóm màn hình” – một bề mặt hoặc desktop duy nhất trải rộng trên nhiều màn hình, biến nhiều màn hình trở thành một màn hình duy nhất. Khi đó bạn có thể sử dụng nhóm màn hình này để làm bất cứ thứ gì bạn muốn cũng như với một màn hình, từ việc chơi game đến chơi video và trên các ứng dụng desktop thông thường khác.   

Catalyst Control Center có rất nhiều chức năng phong phú trong việc tạo nhóm màn hình – trong lần biểu diễn của AMD tại London, chúng ta đã được chứng kiến 6 màn hình 23’’ được chia thành 3 nhóm, trong đó 4 màn hình cùng chạy Game Video như thể một màn hình duy nhất, còn 2 màn hình còn lại, mỗi màn hình lại hạy Game Video khác . Cấu hình nhóm này chỉ mất vài phút để khởi tạo, chứng tỏ việc sử dụng Eyefinity có thể được sử dụng trong các cấu hình phức tạp hơn nhiều mà không mất mấy thời gian. 



AMD cũng đặt ra rất nhiều kịch bản áp dụng Eyefinity, từ việc cấu hình 3 màn hình đơn giản đặt cạnh nhau (các màn hình có thể chồng lên nhau và sử dụng theo bất kỳ hướng nào), cho đến 6 màn hình được chồng lên theo kích thước 3x2, hoặc thiết lập 3 màn hình nằm ngang và 3 màn hình nằm dọc cạnh đó. Với 6 màn hình, bạn có thể tạo ra rất nhiều tùy chọn. 



Ngoài ra AMD còn tin rằng các ứng dụng hoặc game lập trình tốt có thể chịu được các độ phân giải mới mà Eyefinity tạo ra. Ví dụ như, Crysis chạy trên nhóm màn hình 1920x1080, tạo ra độ phân giải tối đa 5760x2160, hay 6 màn hình 30" với độ phân giải 2560x1600 tạo ra độ phân giải Eyefinity tối đa 7680x3200 – tổng cộng 24.6 megapixel. 

Như vậy là AMD đã hứa sẽ làm sao để các ứng dụng chưa hỗ trợ Eyefinity phải quay sang hỗ trợ công nghệ này (mặc dù với các ứng dụng cũ thì điều này không dễ chút nào), mà vẫn khuyến khích các nhà phát triển game xem xét đến tiềm năng của Eyefinity và các độ phân giải có thể gặp phải khi thiết kế game mới, từ đó họ có thể tạo ra các hiệu ứng ấn tượng hơn nhiều so với việc cung cấp vẫn hình ảnh đó ở độ phân giải cao hơn. Tất nhiên chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết liệu các nhà phát triển muốn đầu tư bao nhiêu vào những thứ như vậy. 



Trên đây là danh sách các game hiện tại có hỗ trợ Eyefinity mà AMD cung cấp, công ty này vẫn đang tiếp tục kiểm định để đưa ra danh sách hoàn chỉnh hơn.    

Tất nhiên, việc hỗ trợ game ở độ phân giải 7680x3200 là rất tốt, nhưng tốc độ chơi sẽ ra sao ở độ phân giải đó? Tất nhiên AMD đã nghĩ đến điều này khi xây dựng phần cứng cho DirectX 11, và tin rằng họ có đủ khả năng đồ họa để xử lý các độ phân giải cao quá mức bình thường này. Thực ra cũng tại London chúng ta đã được chứng kiến H.A.W.X. và Battle Forge chạy trên các màn hình 23" 1920x1080 và DiRT 2 chạy trên 3 màn hình 2560x1600 chỉ qua một bo mạch phần cứng duy nhất, với tốc độ khung không hề tệ, vì thế có thể tin vào niềm tin này của AMD. 

Eyefinity hoạt động ra sao

Vậy là chúng ta đã biết mục đích của AMD với Eyefinity cũng như cách mà họ hình dung người dùng sẽ sử dụng nó. Nhưng liệu Eyefinity thực sự hoạt động ra sao ở phương diện kỹ thuật? Thực ra câu trả lời rất đơn giản. 

Cho dù bo mạch đồ họa có phải làm việc nặng đến dâu thì cuối cùng vẫn tìm về hệ thống hiển thị của card để đưa ra màn hình . Nói ngắn gọn, điều kiện duy nhất cần để Eyefinity hoạt động được trên phần cứng AMD là tăng số đường dẫn màn hình đến card đồ họa, tối đa là 6 màn hình theo cấu hình Eyefinity.  



Thế hệ bo mạch đồ họa tiếp theo của AMD giờ đây đã có bộ máy hiển thị được thiết kế lại, hỗ trợ được tối đa 6 đường dẫn màn hình 10 bit, mỗi đường dẫn này được kết nối với một mạch điều khiển có nhiệm vụ chuyển hình ảnh từ các đường dẫn này đến đầu ra tương ứng. Hệ thống này hỗ trợ tất cả các dạng đầu ra từ VGA đến DVI và HDMI đến DisplayPort, do đó Eyefinity có thể hoạt động được trên bất kỳ kết hợp đầu ra nào . 



Trong hình trên cho thấy một số khả năng cấu hình để Eyefinity bảo đảm làm việc tốt . Giá trị của nó chính là việc AMD khẳng định việc sử dụng DisplayPort trong cấu hình Eyefinity cho phép nó làm việc một cách linh hoạt .  



Còn về môi trường phát triển ( Ecoystem ) Eyefinity, AMD đã rất nỗ lực trong việc tạo dựng môi trường tương thích game và ứng dụng, nhưng tất nhiên mọi thứ sẽ chẳng đem lại kết quả gì nếu thiếu màn hình cao cấp có khả năng khai thác tối đa Eyefinity. Tuy hiện tại gần như tất cả các màn hình đều hỗ trợ được công nghệ này một cách dễ dàng, nhưng khi dùng nhiều màn hình một lúc thì sẽ có vấn đề nảy sinh, không chỉ là về kích thước màn hình, mà còn về việc cấu hình đa màn hình nữa. 



Về việc này, AMD đã kết hợp với Samsung để tạo ra loại màn hình đặc biệt dành cho Eyefinity – kết quả là một màn hình 23’’ có độ phân giải gốc là 1920x1080, tùy chọn input DVI, VGA và DisplayPort và viền cực mỏng được thiết kế để dễ dàng tạo ra kết hợp 6 màn hình. Tất nhiên viền ở đây chính là điểm đáng chú ý nhất, nó chỉ dày 7mm ở hai bên là 8.1 mm ở trên và dưới – chưa đủ để xóa bỏ các đường cắt khó chịu nhưng đây cũng là điểm khởi đầu. 



Cùng với các màn hình đã được hỗ trợ (HP, Lenovo và Dell nằm ở top đầu trong danh sách của AMD), còn có cả các kiểu giá đỡ màn hình mà AMD thiết kế cho cấu hình Eyefinity, và một lần nữa công ty này đang cố gắng phát triển lĩnh vực này, bên cạnh ứng dụng và màn hình phù hợp.   

Lời kết

Một khi đã được chứng kiến Eyefinity hoạt động thì bạn không thể không bị ấn tượng ở hai mặt.

Thứ nhất là việc xử lý nhiều màn hình một cách liền mạch, trong khi hiện nay việc cấu hình 2 màn hình cũng có thể gây khó khăn cho người dùng – Tuy đây cũng không hoàn toàn là một sáng tạo của AMD nhưng chắc chắn là một bước tiến mới, nhất là với khái niệm “nhóm màn hình.”

 Thứ hai, còn ấn tượng hơn, là việc phần cứng thế hệ tiếp của AMD có vẻ sẽ không gặp vấn đề gì nhiều với các tựa game mới (đã có hỗ trợ DirectX 11 trong DiRT 2) trên nhiều độ phân giải trải rộng trên nhiều màn hình – tất nhiên hiện chưa có thông tin chi tiết về cấu trúc của phần cứng này, nhưng qua phần biểu diễn của AMD, chúng ta có thể thấy phần cứng này làm được những gì. 

Câu hỏi lớn đặt ra là: Liệu mọi người có thực sự quan tâm đến nó? Tại buổi ra mắt Eyefinity, AMD đã ví công nghệ mới này như sự ra đời của radio nhiều kênh. Và đúng vậy, có một số người thích radio nhiều kênh và sẵn sàng trả nhiều tiền để mua một chiếc như ý, nhưng với phần đông người dùng thì một chiếc iPod kèm theo cặp loa stereo là quá đủ để nghe MPC, xem TV, nghe radio… Đây chính là lý do tại sao audio SACD và DVD không thể cất cánh – bởi lúc nào người dùng cũng sẽ đổi công nghệ tối tân lấy một thứ tiện hơn và rẻ hơn.  

Với Eyefinity cũng vậy – một nhóm nhỏ người dùng sẽ rất háo hức đón chờ và tận dụng tối đa công nghệ này, nhưng phần đông sẽ hài lòng với 2 màn hình, và cũng chẳng có gì thay đổi trong tương lai gần, trừ một số thị trường nhất định. Tất nhiên Eyefinity không phải là vô dụng, nhưng nó chỉ được chú ý bởi những công ty lớn hay các nhà quảng cáo, những người cần đến nhiều không gian màn hình hơn người chơi game bình thường, nhất là khi bạn phải xoay xở mua đủ 3 hay thậm chí 6 màn hình LCD chất lượng cao. 

Điều này đặc biệt đúng khi nói về kích thước  – tuy khi màn hình 23’’ của Samsung dành riêng cho Eyefinity đã có một bước tiến đáng kể so với các màn hình hiện tại, nhưng những đường thẳng màu đen phân cách những màn hình vẫn chắn ngang một cách khó chịu, nhất là khi chơi game. Đây không phải là lỗi của AMD, nhưng cho đến khi mà những đường kẻ này gần như biến mát thì rất nhiều người vẫn sẽ từ bỏ Eyefinity. Cả hai lĩnh vực này đều cần được cải thiện trong vài năm tới, nếu không Eyefinity sẽ không thể gia nhập thị trường chủ đạo. 

Tóm lại, việc ra mắt công nghệ Eyefinity của AMD sẽ khiến bạn phải kinh ngạc ngay từ giây phút dầu tiên, và càng kinh ngạc hơn khi bạn biết rằng chỉ cần một bo mạch đồ họa duy nhất là có thể chơi được game DirectX 11 mới nhất trên 6 màn hình LCD. Nhưng sau khi ấn tượng này đi qua, bạn sẽ nhận ra rằng chẳng ai muốn dùng đến công nghệ này (mặc dù có những người sẽ mua bất kỳ thứ gì mới nhất trên thị trường) --- Eyefinity vẫn rất hữu dụng trong một số lĩnh vực kinh doanh và giải trí nhất định, nhưng hiện vẫn chưa là thời mà những con mọt máy tính xếp hàng chồng màn hình lên bàn làm việc của họ.

Theo Tu van tin hoc

>  Wacom Inkling | Digital Pen - Bút vẽ kỹ thuật số >  Asus UX21, siêu mỏng, siêu 'khủng' >  Card đồ họa mới của NVIDIA truyền video không dây >  Điểm khác biệt giữa các công nghệ panel của LCD >  Intel và Apple công bố công nghệ Thunderbolt siêu nhanh-tốc độ truyền tải 10Gb/s >  Turbo Boost trên Sandy Bridge: Thông minh hơn, hiệu quả hơn >  CUDA là gì, vài nét về công nghệ CUDA >  Intel ra mắt loạt chip cho laptop mới giá từ 80 USD >  Razer ra mắt bộ 3 sản phẩm mới chào đón StarCraft II >  Cách đơn giản để nhận biết Intel Core i3 , Core i5 và Core i7
Search by Brand
3COM
Abbott
ABS
Acbel
Acer
Adaptec
ADATA
Adobe
AeroCool
AFOX
Alienware
AMD
Anolon
Antec
AOC
APC
Apevia
Apple
Arctic Cooling
ASrock
ASUS
Asustor
ATI
Autodesk
Auzentech
AVG
Axioo
BenQ
Biostar
Bitdefender
Blackberry
Blackmagicdesign
Buffalo
Calphalon
Canopus
Caress
CHENBRO
Chicago Cutlery
Chroma
CocaCola
Cogage
Colgate
Compaq
Cooler Master
Coolmax
CORSAIR
Cougar
Creative
Crest
Crucial
Cuisinart
Cyberpower
Cyborg
DAEWOO
DEEPCOOL
Dell
D-link
Downy
Dune HD
Dynatron
EBlue
ECS EliteGroup
Edifier
Emeril
Emerson
Encore
Enermax
Epson
EVGA
Fagor
Fissler
Force3D
FSP Group
Fujitsu
G.Skill
Galaxy
Gateway
Generic
GIGABYTE
Global
Golla
Harman Kardon
Head&Shoulders
Health Care
High-Point
HIS
Hitachi
HP
HTC Corporation
Infocus
Intel
IN-WIN
Jaton
Jetway
Johnson&Johnson
KAI
Kaspersky
kingmax
Kingston
Kingston HyperX
Kirkland
Klipsch
Kyocera
Le Creuset
Lenovo
LG
Lian Li
Linksys
LISTERINE
Liteon
Logisys
Logitech
LSI
MASSCOOL
Matrox
Meadjohnson
Microsoft
Misumi
Moneual
Monster
MSI
NEC
Neilmed
NETGEAR
nMedia
NTI
NVIDIA
NZXT
OCZ
ONKYO
Panasonic
Pantene
Paula Deen
Pinnacle
Pioneer
Plextor
PNY
Power Color
Promethean
Promise
Razer
Rosswill
Samsung
SANTAK
Sapphire
Seagate
Seasonic
Sennheiser
SevenTeam
Silver stone
Smartboard
SNICKERS
SONY
Sony Vaio
Sparkle
Steelseries
Suave
Super Micro
Super Talent
Swiftech
Syba
Symantec
Tang
Targus
Teka
T-Fal
Thermalright
Thermaltake
Tide
Tojiro Japan
Toshiba
TP-Link
Trendnet
Tritton
TYAN
Unitek
Vantec
Viewparker
ViewSonic
Wacom
Western Digital
Wusthof
XFX
XIGMATEK
Xtreme
Yarbo
Zalman
ZOTAC
Zwilling J.A. Henckels
@ 2009 xtreme.vn. All right reserved